HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng pin bị chảy nước

19/12/2022

Hiện tượng pin bị chảy nước không phải là hiện tượng hiếm gặp khi bạn dùng các đồ điện tử sử dụng pin. Vậy tại sao lại có hiện tượng này và liệu nó có tác hại gì đối với người dùng không? Cùng tìm hiểu nguyên nhân, tác hại và cách xử lý khi pin bị chảy nước qua bài viết sau đây.

nguyen-nhan-va-tac-hai-pin-bi-chay-nuoc-04

Nguyên nhân pin bị chảy nước

  • Trong quá trình sử dụng pin, khí hidro, sinh ra từ các phản ứng hoá học diễn ra bên trong pin, sẽ tạo ra và làm tăng áp suất làm cho pin không chịu nổi sức ép và gây ra hiện tượng chảy nước. Ngoài hiện tượng rò rỉ nước, pin còn có thể rò rỉ các chất bột xốp khác.
  • Một nguyên nhân khác khiến pin bị chảy nước là do cách bảo quản pin không đúng cách. Việc để pin ở nơi có nhiệt độ cao khiến pin bị quá nhiệt và chảy nước.
  • Tất cả các dòng pin khi hết năng lượng đến một lúc nào đó nó sẽ chảy nước, dù cho bạn có mua loại pin mắc tiền cỡ nào.
  • Những chất chảy ra ngoài pin thường xuất hiện ở cực âm. Đối với các dòng pin kiềm, các chất chảy ra tạo thành dạng xốp, màu trắng, là một muối axit cacbonic. Chất này là kali cacbonat K2CO3 được tạo thành do chất kiềm - potassium hydroxide, hay còn được gọi là kali hydroxit KOH khi rò rỉ ra ngoài phản ứng hoá học với CO2 trong không khí. Chất này có khả năng ăn mòn da, gây ngứa và dị ứng.

Tác hại khi hiện tượng pin rò rỉ nước

Pin thường được làm bằng các hợp chất hoá học mà khi tiếp xúc với da sẽ gây nên nhiều mối nguy hiểm tiềm tàng.

Đối với sức khoẻ người sử dụng

  • Bị bỏng do hoá chất

- KOH – Potassium hydroxide có trong pin có thể dẫn đến bỏng khi tiếp xúc với da người. Mức độ bỏng nặng hay nhẹ tuỳ lượng KOH tiếp xúc ít hay nhiều. Lượng nhỏ nhất cũng có thể gây ngứa, dị ứng và sẽ hết nếu vệ sinh với nước ngay lập tức.

- Tuy nhiên, không nên để KOH tiếp xúc với những vùng da nhạy cảm như mắt, môi, da của trẻ em,… vì phản ứng bỏng có thể diễn ra mạnh hơn và gây nguy hiểm cho vùng da đó.

  • Ngộ độc

- Bạn có thể bị ngộ độc nếu chẳng may hít hoặc nuốt phải các chất hoá học từ trong pin rò rỉ ra. Các triệu chứng của ngộ độc theo khuyến cáo của Trung tâm Y tế Quốc gia Mỹ là: Đau bụng, khó thẻ, tiêu chảy, hạ huyết áp.

Đối với các thiết bị điện tử

nguyen-nhan-va-tac-hai-pin-bi-chay-nuoc-01

nguyen-nhan-va-tac-hai-pin-bi-chay-nuoc-02

Các thiết bị điện tử như Khoá điện tử thông minh, remote, máy ảnh,… thường dễ bị hư hỏng nếu tiếp xúc với các chất hoá học chảy ra từ pin. Nếu pin bị rò rỉ nước, sẽ làm hỏng các vi mạch điện tử, làm thiết bị hư hỏng và không thể sử dụng được nữa.

Cách xử lý khi pin bị chảy nước.

Các chất hoá học trong pin khi rò rit ra ngoài có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ của người sử dụng cũng như độ bền của thiết bị điện tử. Giảm rủi ro khi hiện tượng đó xảy ra bằng cách tham khảo phương pháp xử lý dưới đây.

Xác định loại pin bị rò rỉ

  1. Bảo hộ cơ thể

Không nên để các chất hoá học tiếp xúc trực tiếp với da và cẩn thận khi xử lý. Trang bị găng tay và khẩu trang bảo vệ mặt. Đối với những pin lớn hoặc pin có chứa chất hoá học độc hại, cần đeo mặt nạ phòng chống độc và thực hiện ở nơi thoáng gió. Axit lỏng chảy ra từ pin ô tô hoặc các loại pin lithium có hệ số nguy hiểm cao hơn nhiều so với pin kiềm.

nguyen-nhan-va-tac-hai-pin-bi-chay-nuoc-07

Nếu cảm thấy các triệu chứng ngộ độc, nóng rát trên da hoặc khó thở ở phổi, cần dừng lại và rửa sạch da, đi ra nơi không khí thoáng mát để hít thở.

  1. Lấy pin ra khỏi thiết bị điện tử

- Lấy pin ra và cho vào túi nhựa trong suốt để có thể xác định loại pin trước khi xử lý.

- Đối với loại pin có kích thước lớn, nên sử dụng túi polyethylene có độ dày từ 6mm.

- Cột kín và dán lại bằng băng dính ngay lập tức.

nguyen-nhan-va-tac-hai-pin-bi-chay-nuoc-05

  1. Xác định loại pin

- Pin trong xe ô tô thường là pin axit chì, còn các pin tiểu gắn trong các thiết bị điện tử thường rất đa dạng, cần đọc kỹ nhãn hiệu của pin để xác định chính xác. Một số dòng pin phổ biến là pin kiềm, pin lithium, Ni-Cd (Nickel-cadmium) và axit chì.

- Nếu nhãn mác đã bị xé, mờ bạn có thể đoán loại pin dựa trên chỉ số điện áp thông thường được kí hiệu bằng chữ V.

  • Pin kiềm thường có điệp áp là bội số của 1,5 V
  • Pin lithium có nhiều chỉ số điện áp khác nhau, nhưng thường là từ 3 – 3,7 V.
  • Pin Ni-Cd sẽ có điện áp là bội số của 1,2 V.
  • Pin axit có điện áp là bội số của 2 V.

Làm sạch hoá chất chảy ra từ pin

Những loại pin khác nhau sẽ chảy ra những chất hoá học, hỗn hợp hoá học khác nhau nên cần xử lý thích hợp

  • Pin axit chì hoặc pin Ni-CdL: dùng muối nở để trung hoà. Axit chảy ra từ những dòng pin này rất nguy hiểm cho da, làm cháy quần áo và có thể ăn mòn kim loại. Cần cẩn thận đổ muối nở vào dung dịch bị chảy ra từ pin cho đến khi muối nở không còn phản ứng sủi bọt hoặc nổi bong bóng với các chất axit.
  • Pin kiềm: với loại pin này, bạn có thể dùng những dung dịch axit có sẵn trong nhà như giấm hoặc chanh để làm sạch. Nhúng tăm bông vào dung dịch giấm và chà lên phần bị rò rỉ từ pin. Có thể dùng khăn ẩm để làm sạch, tuy nhiên lưu ý không dùng nước mà chỉ dùng khăn ẩm.

nguyen-nhan-va-tac-hai-pin-bi-chay-nuoc-03

Tiêu huỷ pin

- Đối với dòng pin kiềm, bạn có thể vứt vào thùng rác chung với rác thải thông thường. Đối với các loại pin khác, bạn cần tham khảo quy định tái chế để biết cách tiêu huỷ chúng đúng cách mà không làm hại đến môi trường.

nguyen-nhan-va-tac-hai-pin-bi-chay-nuoc-08

- Tuy nhiên để hạn chế việc gây hư hỏng đến các thiết bị điện tử và sức khoẻ người dùng. Nên sử dụng các loại pin kiềm chất lượng, an toàn và ít rò rỉ nước hơn so với các loại pin kém chất lượng khác trên thị trường.

Tham khảo sản phẩm pin kiềm – Pin Maxell Alkaline

Công ty TNHH Smart Tech 360 cung cấp và lắp đặt khoá điện tử chuyên nghiệp

Điện thoại: 0935.8888.41 – 0813.414.414

Email: info.smarttech360@gmail.com

Tham khảo nơi bán khoá điện tử Đà Nẵng

Showroom: 91 Nguyễn Phước Thái, P. An Khê, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng