TIN TỨC

Kinh nghiệm chọn cây trồng cho giếng trời

10/12/2022

Bạn đang sở hữu một không gian giếng trời thoáng mát, ấm áp, tràn đầy ánh sáng tự nhiên. Bạn muốn tô điểm, trang trí thêm bằng một vài cây trồng để không gian tràn đầy sức sống, sinh khí hơn? Tuy nhiên lại không biết nên chọn loại cây trồng nào? Và việc chăm sóc cây trồng có tốn nhiều thời gian? Cùng theo dõi bài viết để có một không gian giếng trời xanh mát mà vẫn có thời gian rảnh thư giản nhé.

gieng-troi-20

1. Tiêu chí chọn cây trồng trong nhà dưới giếng trời:

Không phải loại cây trồng nào cũng phù hợp trồng dưới giếng trời trong nhà, mà phải đáp ứng một vài tiêu chí sau:

  • Phù hơp với diện tích giếng trời: Phụ thuộc vào diện tích giếng trời lớn hay nhỏ mà bạn có thể lựa chọn loại cây trồng phù hợp. Như các giếng trời có diện tích nhỏ, nên chọn các loại cây trồng tầng thấp hơn là các cây lớn với tán lá rộng, toả nhiều cành.
    - Bạn có thể phân thành cây chủ đạo, cây tầng trung và cây tầng thấp. Ví dụ: trồng cây tiểu trâm, ngũ gia bì, trầu cánh phượng,… ở tầng trung; trồng trầu bà đế vương, nhền nhện, hồng môn, cây lan hạt dưa,… ở tầng thấp.

gieng-troi-24

  • Chọn các loại cây ưu bóng râm: Dù giếng trời là nơi đón ánh sáng tự nhiên nhưng lượng sáng này không thể so với không gian ngoài trời. Vì vậy, chọn cây trồng sống được trong môi trường ánh sáng yếu hoặc không cần quá nhiều ánh sáng thường xuyên vẫn có thể sinh trưởng tốt.
  • Chọn cây hợp mệnh, hợp phong thuỷ: Theo phong thuỷ, một số loại cây như kim ngân, phát tài, lưỡi hổ,… mang tới tài lộc, may mắn cho gia đình. Gia chủ có thể lựa chọn các cây sao cho hợp cung mệnh, tuổi tác của bản thân.
  • Chọn các cây “lành tính”: Nên chọn các cây có khả năng lọc khí, khử mùi và không có chất độc hại cho con người, vật nuôi. Không chỉ là không gian giếng trời nói riêng mà ở các không gian trong nhà khác cũng nên đảm bảo rằng các loại cây trồng không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
  • Chất lượng cây trồng: Tốt nhất bạn cần kiểm tra tình trạng của cây trông; không có dấu hiệu sâu bệnh, rện sáp, mối mọt,… để cây phát triển tốt nhất.

gieng-troi-21

2. Các loại cây trồng trong nhà dưới giếng trời.

a. Cây lộc vừng: hay còn gọi là cây mưng. Là loại cây thân gỗ nhỏ, kích thước của nó phụ thuộc vào môi trường cũng như cách chăm sóc của người trồng. Cây có thân thẳng, lá dày, hoa nhỏ màu đỏ rất đẹp và mùa hoa khoe sắc kéo dài mang vẽ đẹp nên thơ cho giếng trời. Là loại cây dễ trồng, dai sức, mùa thay lá diễn ra không lâu nên không cần quá lo lắng về vấn đề quét dọn lá.
- Thuộc bộ tứ cây phong thuỷ “Sanh, sung, tùng, lộc” được nhiều gia đình ưu ái lựa chọn để mang đến nhiều may mắn, tài lộc dồi dào, hưng thịnh cho gia chủ.

gieng-troi-29

b. Cây khế: Cây khế mang lại nhiều ý nghĩa tốt lành, gắn với người hiền hậu, phúc đức. Dù khế là loại cây tán rộng nhưng lại ưa bóng râm, dễ cắt tỉa theo ý muốn nên rất phù hợp để làm cây trồng dưới giếng trời. Vào mùa hoa, khế nở những chùm đỏ li ti hay trái lủng lẳng cũng tạo cảm giác thân thuộc, gần gủi và bình yên.

gieng-troi-30

c. Cây ngọc lan: Phổ biến ở một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Loại cây có 2 giống thông dụng là ngọc lan hoa trắng và ngọc lan hoa vàng. Là loại cây tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo, nhân từ. Cây có tán lá đẹp và đặc biệt là hoa rất thơm. Khi vào mùa nở rộ, hương thơm của hoa ngọc lan trở nên nồng hơn. Vì thế nên cân nhắc vị trí trồng không gây ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình.
- Trong phong thuỷ, ngọc lan mang tới những luồng năng lượng dịu nhẹ an thần, giảm năng lượng xấu gây cảm giác bất an, lo sợ.

gieng-troi-32

gieng-troi-31

d. Cây thiết mộc lan: hay còn được gọi là cây phát tài, cây phất dụ. là loại cây thân gỗ với đặc điểm khi bị cắt hoặc cưa thì sẽ đâm chồi, nhánh xung quanh vị trí bị cắt.
- Lá của cây thiết mộc lan mọc thành hình nơ, bóng và có màu sẫm, phiến lá có sọc rộng và nhạt màu hơn đồng thời ngã vàng ở phần trung tâm. Cây mang ý nghĩa tài lộc, suôn sẽ và tạo không khí xanh mát cho giếng trời.

gieng-troi-33

gieng-troi-34

e. Cây đào tiên: là loại cây trồng trong nhà dưới giếng trời được ưu chuộng. Thuộc loại thân gỗ chia thành nhiều nhánh nhỏ, lá mọc dọc theo thân và hoa nở xoè to màu trắng nhẹ nhàng.
- Tượng trưng cho sự sung túc và hưng thịnh theo phong thuỷ hay một vị thuốc quý trong Đông y. Cây có khả năng sinh trưởng tốt ở nhiều môi trường, thời tiết khác nhau, rất dễ trồng và không có nhu cầu nước lớn.

gieng-troi-35

3. Cách chăm sóc cho cây trồng dưới giếng trời:

  • Tưới cây với tần suất và lượng nước phù hợp: Mỗi loại cây cần một lượng nước phù hợp, vừa đủ để sống, ít nhất là 1-2 lần/ tuần. Nếu tưới quá ít chưa thấm vào dưới tầng rễ hay nhiều quá làm rễ bị úng do quá trình thoát hơi ít hơn so với bên ngoài đều làm cây không sống lâu.
  • Cắt tỉa thường xuyên: Để đảm báo cành cây, nhánh cây không mọc sum suê, rậm rạp gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình cũng nên làm “nail” cho cây thường xuyên.
  • Bón phân: cây trồng trong nhà cũng cần cung cấp chất dinh dưỡng như những cây ngoài trời. Cứ 3 - 4 tháng, bạn nên bón phân 1 lần và sử dụng các loại phân hữu cơ để không làm ảnh hưởng chất lượng không khí và sức khoẻ của bản thân và gia đình.

gieng-troi-23

gieng-troi-26

gieng-troi-29

gieng-troi-27

gieng-troi-25

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu thông tin về Khoá điện tử, khoá vân tay.

Liên hệ 0935.8888.41 - 0813.414.414 để được tư vấn chi tiết.

Công ty TNHH Smart Tech 360 cung cấp và lắp đặt khoá điện tử chuyên nghiệp

Email: info.smarttech360@gmail.com

Tham khảo nơi bán khoá điện tử Đà Nẵng

Showroom: 91 Nguyễn Phước Thái, P. An Khê, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng